Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Mọc mụn khi mang thai phải làm sao?

Tình trạng mọc mụn khi mang thai sẽ dần hết khi em bé chào đời và cơ thể ổn định. Tuy nhiên nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, mụn sẽ để lại những tổn thương khó lành, gây mất thẩm mỹ cho gương mặt.

Dù hạnh phúc với thiên chức làm mẹ, nhưng không ít chị em phải muộn phiền vì những thay đổi lớn về nhan sắc, điển hình là tình trạng mọc mụn khi mang thai.

Nguyên nhân mọc mụn khi mang thai

Khi mang bầu, hormone androgen tăng cao hơn mức bình thường, kích thích các tuyến nhỏ trong da tiết dầu nhiều hơn. Lượng nhờn dư thừa kết hợp với tế bào chết và bụi bẩn khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn tấn công, sinh sôi làm viêm nang lông và gây ra mụn.

Sự thay đổi của hormone khiến mụn xuất hiện nhiều trong thai kỳ.

Sự thay đổi của hormone khiến mụn xuất hiện nhiều trong thai kỳ.

Trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể bị nổi nhiều loại mụn khác nhau, từ mụn đầu đen, mụn đầu trắng, hoặc phát triển thành dạng mụn bọc, mụn mủ nghiêm trọng. Mụn thường xuất hiện ở mặt là nhiều nhất, tuy nhiên mẹ bầu cũng có thể bị nổi mụn ở cổ, ngực hoặc ở mông.

Nếu thông thường, da có xu hướng nổi mụn trước kỳ kinh nguyệt, khi mang bầu có thể bạn sẽ bị mụn nhiều và nghiêm trọng hơn thế. Mụn có thể xuất hiện và biến mất nhanh chóng ở bất bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, cũng có trường hợp kéo dài suốt quá trình mang bầu.

Mọc mụn khi mang thai phải làm sao?

Nếu không kiểm soát, mụn sẽ trở nên nghiêm trọng và để lại những vết thâm sẹo trên da.

Nếu không kiểm soát, mụn sẽ trở nên nghiêm trọng và để lại những vết thâm sẹo trên da.

Mặc dù mụn sẽ thuyên giảm sau khi sinh con, nhưng nếu không xử ký kịp thời, tình trạng mụn có thể trở nên trầm trọng, gây nhiều vết thâm sẹo trên mặt. Tuy nhiên việc đối phó với tình trạng này không hề đơn giản. Hầu hết các loại thuốc trị mụn đều không an toàn cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nếu không cẩn thận, các mẹ có thể vô tình làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng.

Vì vậy, để vừa kiểm soát tình trạng mọc mụn khi mang thai, vừa giữ an toàn cho con, các mẹ bầu cần chú ý những điều sau:

Rửa mặt đúng cách: bạn nên rửa mặt với sản phẩm sữa rửa mặt loại dịu nhẹ 2 lần/ngày. Sau khi rửa mặt, bạn nên vỗ nhẹ với khăn sạch cho khô thay vì chà xát da.

Lựa chọn những loại mỹ phẩm lành tính, có nguồn gốc từ thiên nhiên để dưỡng da, trị mụn.

Lựa chọn những loại mỹ phẩm lành tính, có nguồn gốc từ thiên nhiên để dưỡng da, trị mụn.

Lựa chọn mỹ phẩm phù hợp: Trong thời kỳ mang thai, bạn không cần phải loại bỏ hết các sản phẩm dưỡng da, thay vào đó là lựa chọn những loại có thành phần lành tính, an toàn cho mẹ bầu để vừa chăm chút nhan sắc, vừa không làm ảnh hưởng đến con. Đối với những loại kem dưỡng ẩm hàng ngày, bạn nên chọn loại không chứa dầu (oil – free). Trong thời kỳ này, bạn cũng nên hạn chế trang điểm lại, nếu cần thì nên chọn loại gốc nước thay vì gốc dầu. Đừng quên việc tẩy trang sạch sẽ, cẩn thận cho da thông thoáng và tránh tình trạng lớp trang điểm còn sót lại và bụi bẩn gây bít lỗ chân lông làm mụn xuất hiện nặng hơn.

Không sờ, nặn mụn: Cảm giác nhức hay khó chịu khiến nhiều người có thói quen đưa tay lên sờ hay nặn mụn. Điều này khiến cho vi khuẩn có cơ hội thâm nhập vào da, khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn và để lại những vết thâm sẹo xấu xí trên da. Vì vậy các mẹ bầu hãy chú ý đừng đưa tay lên mặt.

Vệ sinh sạch sẽ: Không chỉ chú ý làm sạch mặt, bạn cũng phải chú ý đến việc vệ sinh những thứ tiếp xúc với da. Rửa sạch tay trước khi bắt đầu công đoạn vệ sinh và chăm sóc da hàng ngày, giặt khăn tắm, chăn, ga, gối thường xuyên, giữ cho mái tóc sạch sẽ gọn gàng… Những điều này sẽ làm hạn chếtình trạng mọc mụn khi mang thai một cách rõ rệt.

Sử dụng mật ong để bôi lên những nốt mụn sẽ giúp sát khuẩn, giảm thiểu triệu chứng và hạn chế mụn lây lan.

Sử dụng mật ong để bôi lên những nốt mụn sẽ giúp sát khuẩn, giảm thiểu triệu chứng và hạn chế mụn lây lan.

Trị mụn bằng các nguyên liệu tự nhiên: Nếu các loại kem bôi, thuốc uống đặc trị khiến bạn lo lắng, những nguyên liệu thiên nhiên với tính chất sát trùng dịu nhẹ, không gây kích ứng sẽ là “cứu tinh” hiệu quả giúp sáng da, sạch mụn cho bà bầu. Bạn có thể sử dụng mật ong, nha đam, nghệ, chanh… để bôi lên nốt mụn cho đến khi chúng xẹp hẳn. Tuy không có hiệu quả nhanh bằng các sản phẩm đặc trị, nhưng sẽ hạn chế được tình trạng mụn lây lan và làm da chóng lành hơn.

Nhìn chung, tình trạng mọc mụn khi mang thai nghiêm trọng nhất trong 3 tháng đầu, khi nội tiết tố kích thích các tuyến bã nhờn trong da chưa đạt đến mức quân bình và sẽ hết khi bạn hoàn tất việc sinh em bé. Chính vì vậy, mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng và xuống tinh thần, bởi điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

*Lưu ý: Kết quả có thể khác nhau tuỳ cơ địa của từng người


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét