Nếu biết cách nặn mụn không để lại sẹo, làn da sẽ nhanh chóng phục hồi và hạn chế tổn thương hay lan phát mụn trên diện rộng.
Khi đối mặt với tình trạng mụn, nhiều bạn cho rằng cần lấy hết nhân ra chúng mới không có cơ hội tái phát, và điều quan trọng là cần tìm cách nặn mụn không để lại sẹo thay vì để nguyên trên mặt. Hơn nữa, khi tìm hiểu về quy trình điều trị mụn tại các trung tâm làm đẹp, cơ sở điều trị…, bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của bước lấy nhân mụn.
Tuy nhiên, đó là vì tại các trung tâm, cơ sở chuyên nghiệp có những dụng cụ, thiết bị và sản phẩm hỗ trợ cho việc lấy nhân mụn, còn khi nặn mụn tại nhà, bạn cần nhận diện đúng loại mụn của mình, từ đó mới quyết định có nặn mụn không và tìm cách nặn mụn không để lại sẹo.
Có 2 nhóm mụn cơ bản:
– Mụn không viêm bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen.
– Mụn viêm là loại mụn bị nhiễm trùng bởi bởi vi khuẩn, bụi bẩn…, chứa mủ và sưng đỏ.
Đối với mụn đầu đen thuộc nhóm mụn không viêm, bạn có thể nặn mụn theo cách sau để không bị sẹo thâm:
Bước 1: Xông hơi da mặt
Xông hơi là bước đầu tiên trong cách nặn mụn không để lại sẹo nhờ vào việc làm dãn nở lỗ chân lông, giúp cho việc nặn mụn dễ dàng. Bên cạnh đó, khi kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên như sả, hương nhu, tía tô, ngải cứu… hơi nóng từ loại nước đun những loại lá này sẽ giúp làm dãn nở mạch máu dưới da, kích thích lưu thông khí huyết, thúc đẩy việc đào thải độc tố và kích hoạt sự tẩy rửa từ bên trong, nhờ đó da được làm sạch sâu và trị mụn hiệu quả.
Cách xông hơi da mặt
– Rửa sạch nguyên liệu tự nhiên có được (như sả, kinh giới, tía tô, ngải cứu…), rồi cho vào nồi nước đun nhỏ lửa.
– Trong lúc chờ sôi, bạn tẩy da chết cho mặt để da thải độc dễ dàng hơn.
– Khi nồi nước đã sôi, bạn để nguyên cả nồi và đặt lên bàn hay bồn rửa mặt.
– Mở vung, cúi mặt xuống cách nồi nước khoảng 20 – 30 cm, để hơi nóng bốc lên da mặt.
– Dùng khăn tắm to dày chùm qua đầu và để nguyên trong khoảng 15 – 20 phút.
Bước 2: Sát trùng
Dù lấy nhân mụn tại spa hay tại nhà, công đoạn này vẫn cần được đảm bảo để da không bị viêm nhiễm, tổn thương. Có rất nhiều bạn nắm rõ được cách nặn mụn không để lại sẹo, nhưng không sát trùng da và dụng cụ chuyên dụng cẩn thận dẫn tới trạng mụn lan rộng và nghiêm trọng hơn. Bạn có thể dùng muối y tế, muối tinh pha loãng hoặc cồn y tế để sát trùng. Cuối cùng, dùng bông sạch để lau lại mặt và dụng cụ.
Bước 3: Nặn mụn
Bạn cần dùng dụng cụ chuyên dụng (có đầu tròn) để ấn nhẹ vào vùng da xung quanh mụn, sau đó nhẹ nhàng tiến dần tới gốc mụn để nhân trồi lên dễ dàng. Bạn không nên sử dụng tay hay dùng lực mạnh để nặn mụn bởi điều này có thể khiến da thâm, chảy máu và để lại sẹo.
Sau bước xông hơi, các bước sát trùng và lấy nhân mụn cần được thực hiện nhanh khi da còn ẩm và lỗ chân lông đang trong tình trạng dãn nở. Kết thúc quy trình, bạn dùng bông làm sạch da vùng mới nặn, sau đó rửa sạch lại bằng nước mát để se khít lỗ chân lông.
Cách nặn mụn không để lại sẹo đòi hỏi rất cao về thao tác kỹ thuật và xông hơi, sát trùng đúng cách. Vì vậy bạn chỉ nên tự thực hiện khi tự tin đảm bảo thực hiện tốt cả 3 bước trên. Riêng đối với mụn viêm, bạn không nên nặn vì có thể xảy gây nhiễm trùng, đưa vi khuẩn gây mụn lan từ vùng này sang vùng khác, khiến mụn nổi nhiều hơn. Ngoài ra, nặn loại mụn này còn để lại những vết thâm, sẹo mụn kéo dài, gây mất thẩm mỹ.
Nếu tình trạng mụn trở nên trầm trọng và khó kiểm soát, bạn cần đến gặp các chuyên gia tại trung tâm thẩm mỹ uy tín để thăm khám và điều trị trong quy trình khoa học, sử dụng công nghệ điều trị mụn hiện đại. Thu Cúc Clinics với uy tín hơn 20 năm trong ngành thẩm mỹ, cùng hàng loạt cơ sở làm đẹp cao cấp trên toàn quốc là địa chỉ lý tưởng để trị mụn.
*Lưu ý: Kết quả có thể khác nhau tuỳ cơ địa của từng người
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét