Nhiều người cho rằng nguyên nhân gây rạn da là do quá trình mang thai. Tuy nhiên, không ít người vẫn bị rạn da dù không có thai, dẫn tới tâm lý và tự ti.
Nguyên nhân gây rạn da
Mang thai là nguyên nhân gây rạn da thường gặp nhất. Theo nghiên cứu, cứ 10 phụ nữ mang thai thì sẽ có 9 người bị rạn da. Vì lẽ đó mà nhiều người cho rằng rạn da chỉ gặp ở những phụ nữ đã trải qua quá trình bầu bí. Tuy nhiên, trên thực tế, rạn da có thể xảy ra với bất cứ ai và do nhiều nguyên nhân khác như sự phát triển của cơ thể ở tuổi dậy thì hay tăng cân nhanh chóng, đột ngột trong thời gian ngắn. Như vậy, nguyên nhân gây rạn da phổ biến là mang thai và béo phì.
Da được cấu tạo bởi 3 lớp: biểu bì, trung bì và hạ bì. Rạn da xảy ra ở lớp trung bì, nơi có các mô liên kết và đảm nhiệm sự đàn hồi ở da, giúp da ở hình dạng vốn có của nó. Nếu lớp da này bị kéo giãn trong thời gian dài như khi mang thai hay béo phì, da sẽ mất sự đàn hồi do bị đứt gãy các tổ chức liên kết cấu tạo bởi các sợi collagen và elastin, hậu quả là những vết rạn da hình thành.
Khi các hoóc môn trong cơ thể thay đổi quá nhanh (do thai nghén hoặc tăng giảm cân đột ngột, hoặc dùng thuốc chứa hoóc môn điều trị kéo dài) không thích ứng với sự phát triển của các tế bào da, khiến cho da bị rạn. Dùng các loại thuốc chứa corticoid dài ngày cũng có thể gây rạn da. Một số thanh niên, thiếu nữ dậy thì mà cơ thể phát triển quá nhanh cũng dễ bị rạn da hơn những người khác. Rạn da cũng có tính di truyền, nếu người mẹ mắc chứng rạn da thì con gái cũng dễ mắc.
Rạn da có thể tự hết không?
Rạn da biểu hiện bằng những vệt dài thành từng đám nhỏ trên bề mặt da. Vết rạn được hình thành qua 2 thời kỳ: đầu tiên là những vệt đỏ, đỏ tím, có thể kèm theo ngứa nhưng không đau; sau đó, da chuyển sang màu trắng hơi ánh lên như xà cừ và hình thành các đường rạch lõm, đây là lúc tạo vết rạn, khi đó có sự tương phản khá rõ giữa làn da bình thường và vết rạn, sờ vào sẽ có cảm giác hơi sần. Các vị trí rạn da thường gặp là ở bụng, đùi, bẹn, hông, vú, mông, đầu gối, bắp chân, khuỷu tay, thắt lưng. Như vậy, dù nguyên nhân gây rạn da là gì thì chúng cũng không tự hết theo thời gian mà chỉ chuyển đổi màu sắc.
Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng những vết rạn lại thiếu thẩm mỹ, từ đó tác động đến tâm lý khiến nhiều chị em mất tự tin trong cuộc sống. Vì vậy, cần phải lựa chọn phương pháp phù hợp mới có thể cải thiện làm mờ vết rạn tối ưu.
Làm gì khi bị rạn da?
Sở hữu làn da mềm mại và mịn màng là mơ ước của bất cứ phụ nữ nào. Do đó, không thể mãi sống chung với những vết rạn như “sa mạc cát” ngoằn ngoèo, chấp nhận tạm biệt bộ cánh yêu thích và mặc cảm khi đối diện với người yêu, người bạn đời, nhiều phụ nữ đã quyết tâm tìm cách cải thiện rạn da. Tuy nhiên trên thực tế, rất khó để xóa hẳn các vết rạn trên da vì không có cách nào phục hồi lại các sợi collagen và elastin khi nó đã bị đứt gãy. Tốt hơn hết, bạn nên kiểm soát các nguyên nhân gây rạn da để hạn chế việc gặp phải vấn đề này.
Những liệu pháp tự nhiên là lựa chọn được phái đẹp ưu tiên hàng đầu vì an toàn và ít gây kích ứng. Các phương pháp như dùng tinh dầu, trứng gà, sữa tươi… dù gần gũi, tiết kiệm nhưng rất mất thời gian thực hiện mà hiệu quả diễn biến chậm. Hơn nữa, một số phương pháp lại gây nhờn rít, bết dính khó chịu khi sử dụng đã không ít lần khiến phái đẹp nản lòng trên hành trình cải thiện rạn da.
Để cải thiện vấn đề này, những kỹ thuật laser thẩm mỹ tỏ ra tối ưu hơn cả. Trong đó, giải pháp ứng dụng công nghệ tế bào gốc PRP kết hợp với Laser CO2 Fractional được giới chuyên môn đánh giá cao nhất trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng tốt với trường hợp các vết rạn mới hình thành.
>>Liên hệ tổng đài 1900558896 để được tư vấn về cách trị rạn da, hoặc xem thêm Tại Đây<<
*Lưu ý: Kết quả có thể khác nhau tuỳ cơ địa của từng người
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét